Những bài học từ văn hóa công sở trong công ty Nhật

Những bài học từ văn hóa công sở trong công ty Nhật

Hiện nay, văn hóa doanh nghiệp trở thành vấn đề quan trọng trong nhiều công ty. Là yếu tố quyết định cho sự tồn tại lâu dài của nhiều doanh nghiệp.
Với các doanh nghiệp Nhật Bản, yếu tố văn hóa công sở càng được quan tâm và đặt nặng hơn. Bởi người Nhật khá coi trọng vấn đề lễ giáo, ứng xử trong giao tiếp.
Nhiều công ty Nhật Bản hiện nay đã xây dựng được văn hóa công ty thành công và đạt hiệu quả cao. Đó cũng là yếu tố góp phần vào việc đưa các công ty Nhật trở thành một trong những công ty hàng đầu thế giới.
Trong bài viết này, Fukuzawa sẽ tổng kết lại các vấn đề cần lưu ý để giúp các bạn có cách ứng xử phù hợp hơn với văn hóa công sở của các Công ty Nhật nhé.

Ứng xử khi đến & rời Công ty.


Đến đúng giờ của người Nhật nghĩa là đến trước giờ làm việc 15 phút bạn nhé.

Không nên thu dọn bàn làm việc và ngồi chờ cho đến giờ về, giúp đỡ những ai còn bận sẽ giúp bạn ghi điểm rất nhiều đấy.

Cúi người khi chào hỏi.

Cúi người khi chào là một tập quán đặc biệt của người Nhật. Có ba kiểu cúi chào, phân chia dựa vào mức độ quan hệ giữa người chào và người đối diện. Văn hóa công sở tùy vào địa điểm, thời gian và hoàn cảnh.
  • Đầu tiên là kiểu “chào nhẹ” khi gặp khách hay cấp trên ở hành lang, đầu chỉ hơi cúi chào.
  • Thứ hai là kiểu “chào bình thường”, cúi người thấp hơn một chút khi chào tương đối trịnh trọng.
  • Cuối cùng là kiểu “chào lễ phép”, cúi người thấp hẳn xuống, dùng khi chào một khách trịnh trọng. Không cúi đầu mà phải để thẳng lưng và hơi gập người ở chỗ thắt lưng mới đúng phong cách người Nhật. Cách để tay của nam và nữ cũng khác nhau. Nam giới để tay ở hai bên hông còn nữ giới để tay phía trước người trông sẽ trang trọng và đẹp hơn.

Trang phục và hành động.


Đối phương hay chú ý đến giày và trang sức của bạn hơn bạn nghĩ. Do đó không nên đeo đồng hồ lòe loẹt hay đánh bóng giày để tránh gây chú ý và phân tâm suy nghĩ của đối phương.

Chú ý gõ cửa nhẹ nhàng và ý tứ khi rời phòng của một ai nhé.

Khi mượn đồ dùng ở văn phòng, không nên tự ý mang về nhà.

Thái độ làm việc.

Nhân viên luôn phải giữ đúng hẹn, tuyệt đối không để khách chờ. Bởi vậy nhiều người Nhật có thói quen đặt đồng hồ đeo tay chạy nhanh vài phút. Việc giữ đúng hẹn còn thể hiện qua cách hẹn điện thoại trước, đến cơ quan đúng giờ. Giao hàng cho khách đúng thời gian quy định. Trong khi làm việc, nhân viên trong công ty Nhật hay dùng chữ “chúng tôi” hơn là “tôi”. Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau.
Trong cách ứng xử với sếp, có thể ở Nhật, sự phân cấp giữa nhân viên và sếp là một trong những điều nổi tiếng điển hình cho văn hoá công sở Nhật Bản. Nhân viên phải chú ý từ cách thức nói chuyện, cúi chào, đến ăn uống....

Tôn trọng danh thiếp.


Một cuộc gặp tại Nhật Bản bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách rất trang trọng – theo nghi lễ Meishi kokan (meishi nghĩa là danh thiếp). Khi nhận danh thiếp, người nhận sẽ trân trọng nhận bằng cả hai tay. Cúi người thấp xuống để bày tỏ sự tôn trọng và đọc nội dung danh thiếp một cách cẩn thận. Tiếp đến họ sẽ đặt danh thiếp vào một chiếc hộp danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt họ và luôn giữ danh thiếp sạch sẽ. Họ không bao giờ làm nhăn danh thiếp hay bỏ trực tiếp vào túi áo vì hành động đó được coi là thiếu tôn trọng.
Qua đây, các bạn chắc chắn đã học hỏi được rất nhiều từ văn hóa công sở của người Nhật.
Chúc các bạn thành công!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy tắc Hou – Ren – Sou trong làm việc nhóm

Thủ tục lấy thẻ Juminhyou nhanh nhất

Bảo hiểm cho người lao động tại Nhật